Nội quy lao động 2021

 

 

Công ty Cổ Phần VIỆT NAM MỘC BÀI

Khu Thương Mại Hiệp Thành, Mộc Bài, Xã Lợi Thuận, Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh

ĐT: (0276) 376 6061 – Fax: (0276) 376 6070

 

 

NỘI QUY LAO ĐỘNG

 

-          Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 20/11/2019 nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

-         Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về điệu kiện lao động và quan hệ lao động.

-          Căn cứ yêu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài

 

NỘI QUI LAO ĐỘNG

CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Nội quy lao động công ty được áp dụng cho toàn thể cán bộ, công nhân viên làm việc tại Công ty cổ phần VIỆT NAM MỘC BÀI nhằm điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Trên cơ sở Pháp luật lao động Việt Nam hiện hành, Nội quy công ty cụ thể hóa một số điều khoản để phù hợp với tình hình thực tế của công ty mà không trái luật. Người sử dụng lao động và Người lao động thuộc công ty Cổ phần Việt Nam Mộc Bài đều phải cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản được quy định trong Nội quy Công ty.

Nội quy bao gồm các quy định về: Tuyển dụng, Thời gian làm việc và nghỉ ngơi, Tăng ca, Chế độ lương, phúc lợi, Quy định thưởng phạt, ...

Trong quá trình thực hiện nội quy xét thấy cần thiết thì sẽ thống nhất giữa Ban giám đốc công ty và công đoàn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với luật lao động Việt Nam.

CHƯƠNG II

TUYỂN DỤNG, VIỆC LÀM, HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Điều 1. Quyền bình đẳng của người lao động: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần.

Điều 2. Quy định tuyển dụng

  1. Phòng Nhân sự công ty có trách nhiệm tuyển dụng lao động theo yêu cầu của các bộ phận. Thẩm quyền phê duyệt yêu cầu tuyển dụng áp dụng theo quy định của công ty.
  2. Việc tuyển dụng lao động sẽ dựa vào năng lực của người dự tuyển, không phân biệt đối xử các đặc điểm của ứng viên như giới tính, chủng tộc, tình trạng hôn nhân hoặc thai sản, tín ngưỡng tôn giáo, quan điểm chính trị, đổ tuổi, sự thu hút về dáng vẻ bên ngoài, …
  3. Nghiêm cấm trực tiếp hay gián tiếp vòi vĩnh, yêu cầu hoặc chấp nhận hối lộ dưới mọi hình thức trong tuyển dụng lao động.
  4. Nghiêm cấm giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Nghiêm cấm yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền mặt hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
  5. Nghiêm cấm buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
  6. Những trường hợp sau đây không được tuyển dụng:

a.    Người chưa đủ 16 tuổi (tính theo ngày, tháng, năm sinh). Cơ sở xác định tuổi có thể căn  cứ vào giấy tờ sau: Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.

b.    Người có tâm thần không ổn định hoặc sức khỏe không đảm bảo theo yêu cầu công việc. Cơ sở xác định có thể căn cứ vào Giấy khám sức khỏe của Cơ quan Y tế có thẩm quyền.

c.    Người nghiện ngập hoặc đang bị truy nã.

d.   Người sử dụng giấy tờ, lý lịch giả mạo. Trường hợp công ty phát hiện người lao động sử dụng hồ sơ giả mạo, khai man lý lịch để vào làm việc tại công ty thì hợp đồng lao động sẽ được chấm dứt. Người lao động phải chịu toàn bộ hậu quả, thiệt hại phát sinh liên quan đến hợp đồng lao động nói trên (kể cả những trường hợp không được nhận Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp hay bồi thường tai nạn lao động.

  1. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

Điều 3. Hồ sơ cá nhân bao gồm:

a.    Đơn xin việc

b.   Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương trong thời hạn 1 năm)

c.    Giấy khám sức khỏe (thời hạn 6 tháng)

d.   Bản sao chứng minh thư, hộ khẩu (có chứng thực)

e.    Bản sao các văn bằng, bản điểm, chứng chỉ, chứng nhận

f.    Giấy xác nhận hạnh kiểm có xác nhận của chính quyền địa phương (chỉ áp dụng cho nhân viên bảo vệ, IT, Phòng phát triển, kho thành phẩm và P- Card)

g.   Những giấy tờ liên quan nếu có.

Điều 4. Hình thức và thời gian Hợp đồng Lao động

  1. Tất cả Người lao động trong công ty đều được ký kết Hợp đồng lao động (viết tắc là HĐLĐ). Việc giao kết HĐLĐ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
  2. Hợp đồng lao động được ký kết giữa Người sử dụng lao động và Người lao động tại công ty là một trong các loại HĐLĐ sau:

a.    Không xác định thời hạn

b.    Xác định thời hạn không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

  1. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 2 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a.       Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới, trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết.

b.      Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

c.       Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ trường hợp người lao động cao tuổi, người lao động nước ngoài và người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại công ty đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

  1. Hình thức và nội dung hợp đồng lao động.

a.    Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản, và được làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

b.    Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức dữ liệu theo quy định của pháp luật.

c.    Người lao động chưa đủ 18 tuổi khi giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện pháp luật của người đó.

  1. Người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:

a.       Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện và nước.

b.      Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh như đơn hàng tăng, giảm đột ngột, thiếu nguyên vật liệu, vật liệu hoặc nhà xưởng bị cháy, chuyển đổi mã hàng, thay đổi công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất, công nhân vắng mặt hàng loạt, nghỉ việc hàng loạt, máy móc hư hỏng, vv…

c.       Thời gian tạm thời chuyển công việc khác so với hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Bộ Luật Lao Động.

d.      Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì được trả lương theo công việc mới, nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

  1. Phòng nhân sự công ty có trách nhiệm cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện công việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, chế độ bảo hiểm, quy định về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và những vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết HĐLĐ.

Điều 5. Thử việc

  1. Người sử dụng lao động và Người lao động thỏa thuận về việc làm thử, về quyền và nghĩa vụ của hai bên.
  2. Thời gian thử việc

a.       Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý.

b.      Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

c.       Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

d.      Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

e.       Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

  1. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc, hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
  2. Tiền lương trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
  3. Thời gian thử việc được tính vào thời gian làm việc để tính thâm niên.

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng lao động

  1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
  2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
  3. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

Điều 7. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Người lao động hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại nhà máy đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ đó.
  2. Người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
  4. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ Luật Lao Động.
  5. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ Luật Lao Động.
  6. Người lao động chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  7. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  9. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ Luật Lao Động
  10. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  11. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ Luật Lao Động.
  12. Trường hợp thỏa thuận nôi dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Điều 8. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

  1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
  2. Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
  3. Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
  4. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 của Bộ Luật Lao Động.
  5. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ Luật lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  6. Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
  7. Người lao động cung cấp không trung thực thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp động lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ Luật lao động.

Điều 9. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

1.      Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng. Trừ trường hợp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ Luật Lao Động thì người lao động không cần phải báo trước.

  1. Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

3.      Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

  1. Những trường hợp đặc biệt sẽ căn cứ theo luật Lao động để giải quyết.

Điều 10. Người lao động và người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong những trường hợp sau đây:

  1. Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 29 của Bộ Luật Lao Động.
  2. Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ Luật Lao Động.
  3. Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, bị cưỡng bức lao động.
  4. Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc
  5. Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ Luật Lao Động.
  6. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ Luật Lao Động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  7. Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ Luật Lao Động.
  8. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 của Bộ Luật Lao Động.
  9. Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Điều 11. Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động những trường hợp sau đây:

  1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bô Luật Lao Động.
  2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
  3. Người lao động nữ mang thai, người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 12. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

  1. Trợ cấp thôi việc: khi hợp đồng lao động chấm dứt theo qui định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 của Nội Quy Lao Động này. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp người lao động nghỉ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ Luật Lao Động.
  2. Trợ cấp mất việc: người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật lao động, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
  3. Trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng ½ năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.
  4. Thời gian để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
  5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi thôi việc, mất việc.
  6. Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, Người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trừ trường hợp đặc biệt theo quy định tại điểm a, b, c, và d khoản 1 Điều 48 của Bộ Luật Lao Động có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Điều 13. Người lao động trước khi thôi việc phải hoàn thành các thủ tục sau:

  1. Bàn giao công việc, hồ sơ tài liệu và các tài sản, vật tư của công ty mà bản thân được giao trong thời gian đang làm việc.
  2. Các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động được thực hiện theo luật pháp lao động hiện hành.

CHƯƠNG III

TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 14. Tiền lương, Lương tối thiểu và hình thức trả lương

  1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
  2. Tiền lương của người lao động được tính theo tiêu chuẩn Thang bảng lương của Công ty, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Thang bảng lương tiêu chuẩn được Ban Giám Đốc Công ty và Ban Chấp Hành Công Đoàn Cơ Sở thống nhất, phê duyệt và công bố cho toàn thể người lao động được biết.
  3. Tiền lương tối thiểu cho người lao động tùy theo từng thời điểm và có thể thay đổi phù hợp theo Luật pháp lao động của Viêt Nam
  4. Người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
  5. Hình thức trả lương tại công ty là lương theo thời gian làm việc. Tiền lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác trong tháng được trả vào ngày 12 của tháng kế tiếp đối với công nhân viên nhận lương bằng tiền mặt, hoặc trả lương vào ngày 10 của tháng kế tiếp đối với công nhân viên nhận lương qua thẻ ATM. Nếu những ngày trên trùng vào ngày Chủ nhật thì ngày trả lương sẽ được dời lên trước một ngày tức là ngày 09 và 11 của tháng kế tiếp.
  6. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Điều 15. Trả lương làm thêm, lương làm ca 2, và ca đêm (ca 3)

1.      Người lao động làm thêm ngoài giờ quy định thì công ty trả lương làm thêm giờ theo cách tính sau:

Tiền lương làm thêm giờø

=

Tiền lương giờ thực trảû

x

150% hoặc 200% hoặc 300% (Chưa bao gồm tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương)

x

Số giờ làm thêm

 

v  Trong đó:

a.       Mức 150%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường.

b.      Mức 200%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.

c.       Mức 300% (chưa bao gồm tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương), áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.

2.      Người lao động làm việc vào ca 2 và ca đêm thì công ty trả lương như sau:

a.       Tiền phụ trội ca 2 =  Lương theo hợp đồng lao động / số ngày làm việc bình thường trong tháng  x  30%  x số giờ làm việc ca 2.

b.      Tiền phụ trội ca 3 =   Lương theo hợp đồng lao động / số ngày làm việc bình thường trong tháng  x 50%  x số giờ làm việc ca 3.

c.       Thời gian làm việc vào ban đêm được xác định từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

3.      Tiền lương thực trả:

a.       Tiền lương ngày = Lương theo hợp đồng lao động / số ngày làm việc bình thường trong tháng.

b.      Tiền lương giờ  = Tiền lương ngày / 08 giờ

Điều 16. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp

ü  Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo qui định và trích từ tiền lương của người lao động theo qui định để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

CHƯƠNG IV

THỜI GIAN LÀM VIỆC – THỜI GIAN NGHỈ NGƠI

Điều 17. Thời gian làm việc

  1. Thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ một ngày, không quá 48 giờ một tuần.
  2. Thời gian làm việc trong ngày theo các ca chính sau:

a.    Hành chánh:  07h30 – 11h30 & từ 12h30 – 16h30 (được nghỉ giữa giờ ít nhất 60 phút, không tính vào giờ làm việc).

b.    Ca 1:  06h00 – 14h00 (được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào giờ làm việc)

c.    Ca 2:  14h00 – 22h00 (được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào giờ làm việc)

d.   Ca 3: 22h00 – 06h00 ngày hôm sau (được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc).

e.    Ngoài các ca chính trên giờ làm việc có thể thay đổi theo tình hình thực tế nhưng phải đảm bảo theo quy định giờ làm việc của luật lao động.

3.      Qui định khác liên quan đến thời giờ làm việc:

a.         Người lao động vào làm việc sau giờ quy định hoặc ra về trước giờ quy định được xem là vào trễ hoặc về sớm.

b.         Lao động dưới 18 tuổi không được làm việc quá 08 giờ trong ngày và 40 giờ trong tuần.

4.      Quy định đối với thời giờ nghỉ ngơi

a.         Người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào giờ làm việc.

b.         Người lao động làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc.

c.         Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.

d.        Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc, số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh là 03 ngày làm việc trong một tháng.

e.         Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc nhưng vẫn được hưởng đủ lương.

f.          Lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai thì được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng nguyên lương. 

g.         Lao động khuyết tật được giảm bớt 01 giờ làm việc/ngày mà vẫn được hưởng nguyên lương.

h.         Lao động cao tuổi được rút ngắn thời gian làm việc 01 giờ hằng ngày nhưng vẫn hưởng nguyên lương

i.           Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể bố trí nghỉ hàng tuần thì người lao động được đảm bảo nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

j.           Người sử dụng lao động thống nhất với người lao động để quyết định sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc một ngày khác trong tuần đối với các công việc đặc thù như (tài xế, bảo vệ, cơ khí, bếp ăn….).

k.         Thời gian nghỉ ngắn để tập thể dục như sau (giờ nghỉ ngắn này có thể điều chỉnh tùy vào tình hình thực tế tại xưởng, nhưng đảm bảo mỗi ca có 1 đợt nghỉ ngắn trong vòng 5 phút):

ü  Hành chánh: 14:00 – 14:05, or 12:30 – 12:35

ü  Ca 1: 7h30-7h35, 09:00 – 09:05, 11:30-11:35, or 12:30 – 12:35.

ü  Ca 2: 20h30 – 20h35

ü  Ca 3: 04h00 – 04h05

ü  Do đặc thù của một số bộ phận không thể nghỉ đồng loạt, nên sẽ nghỉ luân phiên

5.      Quy định đối với giờ làm thêm (tăng ca).

a.          Ngoài 08 giờ làm việc bình thường, Người lao động không được làm thêm quá 04 giờ/ngày, tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày, không quá 40 giờ/tháng, không quá 300 giờ/năm.

b.         Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

c.         Việc tổ chức làm thêm phải dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa công ty và người lao động, và trên tinh thần tự nguyện của người lao động.

d.        Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

-          Mang thai từ tháng thứ 07 trở lên.

-          Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

e.         Người sử dụng lao động  không được sử dụng lao động khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động khuyết tật đồng ý.

Điều 18. Những ngày lễ Người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương.

  1. Những ngày lễ, tết

a.       Tết Dương lịch                  : 01 ngày (ngày 01 tháng 01).

b.      Tết Âm lịch                       : 05 ngày.

c.      Ngày Chiến thắng             : 01 ngày (ngày 30 tháng 04).

d.     Ngày Quốc tế Lao động    : 01 ngày (ngày 01 tháng 05).

e.      Ngày Quốc khánh             : 02 ngày (ngày 02 tháng 09 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

f.       Ngày Giỗ tổ Hùng Vương            : 01 ngày (ngày 10 tháng 03 âm lịch).

  1. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.  
  2. Ngoài những ngày nghỉ lễ trên, lao động nước ngoài làm việc tại việt nam còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
  3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều này.

Điều 19. Nghỉ phép năm (nghỉ hằng năm)

1.         Người lao động làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ hằng năm và được hưởng nguyên lương như sau:

a.       12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

b.      14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

c.       16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.

d.      Cứ đủ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm 01 ngày.

2.         Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hàng năm.

3.         Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

4.         Nếu không có yêu cầu riêng của người lao động, Công ty sẽ sắp xếp, bố trí lịch nghỉ phép năm cho người lao động, sau khi tham khảo ý kiến của ban chấp hành Công đoàn cơ sở; người lao động nghỉ phép năm theo thông báo.

5.         Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động hoặc đại diện người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

6.         Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm (phép năm) hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ (100%).

7.         Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm do hai bên thỏa thuận.

Điều 20.  Nghỉ việc riêng

  1. Nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương (100%) trong các trường hợp sau:

a.       Bản thân người lao động kết hôn:                        05 ngày

b.      Con đẻ, con nuôi kết hôn:                         02 ngày

c.       Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày

d.      Anh chị em ruột chết: 02 ngày

  1. Nghỉ việc riêng không hưởng lương trong các trường hợp sau:

a.       Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết: 02 ngày

b.      Cha hoặc mẹ kết hôn: 01 ngày

c.       Anh, chị, em ruột kết hôn: 01 ngày

  1. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Điều 21.  Nghỉ bệnh/ốm

1.         Nghỉ bệnh: Người lao động bị ốm đau, nếu có giấy xác nhận của cơ quan y tế nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ Bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu) thì được hưởng quyền lợi theo quy định của luật bảo hiểm xã hội và pháp luật lao động.

2.         Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi, tối đa 15 ngày làm việc nếu con đủ từ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi (cả cha và mẹ đều được hưởng thế độ này nếu tham gia BHXH).

Điều 22.  Nghỉ do tai nạn lao động

1.        Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu có các giấy tờ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì được hưởng các quyền lợi theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Luật lao động Việt Nam.

2.        Tùy theo mức độ thương tật do tai nạn lao động gây ra, người lao động được nghỉ để điều trị và hưởng nguyên lương căn cứ theo quyết định của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Điều 23.  Nghỉ thai sản

1.        Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

2.        Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3.        Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương nhưng phải thỏa thuận với người sử dụng lao động.

4.        Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động chi trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của luật bảo hiểm xã hội.

5.        Trong thời gian mang thai, người lao động nữ được phép nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần một ngày.

6.        Trường hợp sẩy thai, nạo thai, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a.       Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi

b.      Nghỉ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần đến dưới 13 tuần tuổi

c.       Nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần đến dưới 25 tuần tuổi

d.      Nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

7.          Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ 04 tháng tính từ ngày sinh. Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì người mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này.

8.        Khi thực hiện các biện phát tránh thai thì người lao động được nghỉ việc đối đa theo quy định như sau:

a.       07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai

b.      15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

9.         Thai sản nam:  Nam nghỉ khi vợ sinh:

a.       05 ngày nếu vợ sinh thường

b.      07 ngày nếu vợ sinh con phải phẩu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi

c.       Trường hợp sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày, từ sinh ba trở lên cứ thêm 01 con được nghỉ thêm 03 ngày.

d.      Vợ sinh đôi trở lên, vợ phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày

e.       Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động Nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

f.       Hưởng trợ cấp 01 lần: Nếu vợ không tham gia BHXH và chồng tham gia BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ sanh con thì sẽ được hưởng trợ cấp 02 tháng lương tối thiểu của nhà nước (BHXH chi trả).

Điều 24.  Tuổi nghỉ hưu

  1. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ, sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028, và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
  2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 25.  Thủ tục xin nghỉ phép

  1. Nghỉ phép năm

a.       Người lao động muốn nghỉ phép năm phải làm đơn xin nghỉ phép theo mẫu ít nhất trước 03 ngày làm việc, và gửi cho Trưởng bộ phận (trừ trường hợp đặc biệt), và được sự chấp thuận của Trưởng bộ phận.

b.      Người lao động nghỉ quá thời hạn cho phép theo đơn xin thì xem như nghỉ không phép và bị xử lý theo Nội quy lao động.

  1. Nghỉ bệnh, thai sản

a.       Khi bị bệnh hay tai nạn lao động trong giờ làm việc, người lao động đến (hoặc được đưa đến) phòng Y tế Công ty để được khám bệnh hoặc được sơ cấp cứu (Phòng Y tế công ty sẽ cấp giấy nghỉ, nếu cần) hoặc chuyển viện (bệnh viện sẽ cấp giấy nghỉ).

b.      Do bệnh, tang chế hay tai nạn đột xuất ở nhà, không thể đi làm được thì người lao động (hoặc người thân) điện thoại đến Công ty, báo cho quản lý trực tiếp trong vòng 24 giờ vắng mặt, đồng thời khi trở lại làm việc phải bổ sung các giấy tờ liên quan hợp lệ và hoàn tất thủ tục xin nghỉ phép trong vòng 24 giờ.

c.       Nếu người lao động không hoàn tất thủ tục xin nghỉ phép hoặc đưa ra lý do không chính đáng thì xem như nghỉ không có phép.

  1. Nghỉ việc riêng không hưởng lương.

Người lao động xin nghỉ việc riêng không hưởng lương phải làm đơn xin nghỉ theo mẫu và báo cho quản lý trực tiếp trước khi xuống ca trong ngày và được sự chấp thuận của Trưởng bộ phận (hoặc người được ủy quyền) mới được nghỉ.

Điều 26. Nghỉ ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

  1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
  2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, những lao động khác trong cùng phân xưởng phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
  3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a.       Nếu ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.

b.      Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

CHƯƠNG V

TRẬT TỰ TRONG DOANH NGHIỆP

Điều 27.  Đối với người lao động

1.         Người lao động khi ra vào làm việc phải tuân theo sự kiểm soát và hướng dẫn của nhân viên bảo vệ của Công ty.

2.         Người lao động khi vào làm việc phải mặc đồng phục, đeo thẻ cá nhân do Công ty cấp và cài/đeo vào nơi dễ nhìn thấy trên áo.

3.         Người lao động phải đi làm đúng giờ, đi trễ phải có giấy vào cổng được Trưởng bộ phận và/hoặc Trưởng phòng Nhân sự chấp thuận.

4.         Người lao động khi vào làm việc không được mang vũ khí, ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, chất gây cháy nổ, vật dụng không cần thiết vào công ty.

5.         Người lao động không được mang đồ ăn, thức uống vào Công ty hoặc từ nhà ăn vào phân xưởng.

6.         Người lao động khi vào làm việc không được ở trong tình trạng say rượu bia, ma túy và các chất kích thích khác.

7.         Người lao động khi vào làm việc cũng như khi kết thúc ca làm việc phải quét thẻ hoặc quét vân tay để chấm công.

8.         Người lao động phải vào vị trí làm việc đúng giờ, không được rời khỏi vị trí làm việc không do nhu cầu chức năng cơ thể hoặc không được phép.

9.         Người lao động không được đến các bộ phận khác, gây ảnh hưởng đến công việc của người khác nếu không được phép.

10.     Người lao động không được kéo dài thời gian nghỉ giữa ca quá quy định.

11.     Người lao động không được ngủ trong giờ làm việc (trừ nghỉ giữa ca).

12.     Người lao động không được bài bạc, buôn bán dưới mọi hình thức.

13.     Người lao động không được ăn tại nơi làm việc.

14.     Người lao động không được uống rượu, bia hay sử dụng các chất ma túy khi vào Công ty làm việc.

15.     Người lao động không được hút thuốc ngoài khu vực quy định.

16.     Người lao động không được sử dụng chất dễ gây cháy nổ, đốt lửa, nấu nướng dưới bất cứ hình thức nào tại nơi làm việc hoặc nơi cấm mà không được phép. 

17.     Người lao động không được leo trèo cây xanh, hái/bẻ hoa hoặc trái cây mà không được phép.

18.     Người lao động không được làm việc riêng trong giờ làm việc.

19.     Người lao động không được đi lại nơi khu vực cấm mà không được phép.

20.     Người lao động không tự ý di dời, tháo dỡ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc khi không có sự đồng ý của Quản lý.

21.     Người lao động chỉ được phép thực hiện nhiệm vụ trong công việc được phân công

22.     Người lao động phải bảo quản tài sản, phương tiện của Công ty giao cho trong quá trình công tác và không được sử dụng tài sản của Công ty vào mục đích riêng.

23.     Người lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh, nghiệp vụ của Quản l‎‎ý bộ phận.

24.     Người lao động phải tôn trọng lẫn nhau; không được gây mất trật tự, cãi nhau, chửi nhau, đánh nhau.

25.     Người lao động không được lợi dụng chức vụ, nhiệm vụ, quyền hạn để tham ô tài sản của Công ty; đòi hỏi hoặc nhận hoa hồng, quà cáp của đối tác, đồng nghiệp.

26.     Người lao động muốn về sớm so với giờ quy định phải có giấy phép ra cổng được Trưởng bộ phận chấp thuận.

Điều 28.  Quyền tự do lập hội

  1. Người lao động được tự do tham gia lập hội như: tham gia công đoàn, chi bộ, chi đoàn thanh niên và các tổ chức khác do người lao động tự chọn mà không có sự gây rối, gây khó khăn cản trở.
  2. Công nhân có quyền bầu ra người lãnh đạo và đại diện cho tổ chức mà họ lựa chọn.
  3. Công ty cung cấp các điều kiện thuận lợi hợp lý để tổ chức hoạt động một cách hiệu quả.

Điều 29. Đối với khách

  1. Khách đến liên hệ công tác phải tuân theo chính sách về an ninh của Công ty và được nhân viên bảo vệ hướng dẫn.
  2. Khách liên hệ công tác được tiếp tại phòng khách Công ty.
  3. Khách liên hệ về việc riêng được tiếp tại cổng Công ty trong giờ nghỉ giải lao; người lao động muốn tiếp khách riêng trong giờ làm việc phải có giấy phép của Trưởng bộ phận.

CHƯƠNG VI

AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 30.  An toàn – Vệ sinh lao động

  1. An toàn lao động:

a.         Người lao động được hướng dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động trước khi nhận việc và được cấp phát đồng phục, trang bị bảo hộ lao động thích hợp với từng bộ phận/công việc.

b.         Người lao động có trách nhiệm thực hiện, tuân thủ đầy đủ quy trình vận hành thao tác máy móc; tham gia đầy đủ các buổi huấn luyện, hướng dẫn quy trình, quy phạm về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật do Công ty tổ chức.

c.         Trong suốt quá trình làm việc, người lao động phải mang bảo hộ lao động thích hợp được Công ty cấp phát với từng bộ phận/công việc và tuân thủ chính sách an toàn của Công ty.

d.        Người lao động không được sử dụng, điều khiển, sửa chữa xe cộ, máy móc thiết bị mà không được phép hoặc ngoài nhiệm vụ được giao.

e.         Trong trường hợp có nguy cơ xẩy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động được phép nhanh chóng rời vị trí làm việc sau đó báo ngay cho Quản lý trực tiếp biết.

f.          An toàn, phòng chống cháy nổ là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người.

-           Công ty thành lập đội phòng cháy chữa cháy dưới sự hướng dẫn, tập huấn của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo luật định.

-           Công ty kiểm định dụng cụ chứa áp suất, áp lực (nồi hơi), thiết bị nâng hạ theo luật định.

-           Công ty có trách nhiệm kiểm tra an toàn điện nước; phòng chống cháy nổ…

g.         Khi tai nạn lao động xảy ra, Công ty thực hiện việc sơ cấp cứu cho người bị nạn và nếu cần, gởi nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu. Hiện trường tai nạn được giữ nguyên và nếu cần thiết, thông báo cho các cơ quan chức năng để tiến hành điều tra theo luật định.

  1. Vệ sinh lao động:

c.         Người lao động làm việc tại Công ty có nghĩa vụ chấp hành các qui định về bảo vệ môi sinh, môi trường tại nơi làm việc. Công ty thực hiện pháp lệnh bảo hộ lao động, qui định tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho người lao động.

d.        Người lao động chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc giữ gìn vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc.

e.         Người lao động có trách nhiệm thu dọn vệ sinh nơi làm việc; nguyên liệu, phế liệu, bán thành phẩm, thành phẩm phải được để đúng nơi quy định, đảm bảo an toàn cho mặt bằng sản xuất.

f.          Người lao động không được đun nấu, ăn uống (trừ nước uống bình thường) tại nơi làm việc; giữ gìn vệ sinh, sạch sẽ nơi làm việc, nhà ăn (không xả rác, khạc nhổ bừa bãi…); đi tiêu tiểu đúng nơi quy định.

g.         Người lao động được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm theo luật định, chi phí do Công ty phụ trách.

CHƯƠNG VII

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Điều 31.  Quy định chung

1.    Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân thủ theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong Nội quy lao động.

2.    Người vi phạm kỷ luật lao động tùy theo mức độ vi phạm, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:

a.       Khiển trách bằng văn bản với thời hạn tối đa là 03 tháng.

b.      Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

c.       Cách chức.

d.      Sa thải.

3.    Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

4.    Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

  1. Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a.          Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động

b.         Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam

c.          Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật lao động.

d.         Người lao động nữ mang thai, người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

e.          Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

  1. Nhân viên Bảo vệ có quyền áp dụng hình thức xét người đối với những trường hợp bị tình nghi lấy cắp tài sản công ty. Việc khám xét phải được thực hiện theo nguyên tắc: nam khám nam, nữ khám nữ (phải tế nhị, lịch sự). Không được lợi dụng việc khám xét để xúc phạm người lao động.

Điều 32. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

1.      Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động

2.      Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật .

3.      Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa.

4.      Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Điều 33. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

  1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
  2. Khi hết thời gian quy định tại điểm a, b, c, d khoản 5 Điều 31 của Nội quy lao động này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
  3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
  4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động
  5. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.

Điều 34. Các hình vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

  1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
  2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
  3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong Nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Điều 35. Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

a.          Biên bản ghi nhận sự việc

b.         Bản tường trình sự việc

c.          Biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

d.         Quyết định kỷ luật

e.          Bản cam kết (không áp dụng cho hình thức sa thải)

f.          Hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến việc vi phạm (nếu có)

 

Điều 36. Hành vi vi phạm kỷ luật lao động và mức xử lý kỷ luật lao động.

A.    Hình thức xử lý kỷ luật KHIỂN TRÁCH BẰNG VĂN BẢN VỚI THỜI HẠN 03 THÁNG được áp dụng cho các hành vi vi phạm sau:

1.         Đã nhắc nhở nhiều lần mà vẫn tái phạm

2.         Đi làm trễ, ra về sớm mà không có lý do chính đáng, nghỉ đi ăn cơm sớm hoặc trở lại nơi làm việc sau khi ăn cơm xong quá thời gian quy định.

3.         Làm việc riêng, hoặc sử dụng điện thoại di động cho việc riêng trong giờ làm việc, tự ý rời vị trí làm việc khi chưa được phép của quản lý.

4.       Không tuân thủ quy định về đồng phục công ty (quần, áo, giày), hoặc không đeo thẻ nhân viên trong giờ làm việc.

5.      Nghỉ không phép 01-02 ngày mà không có lý do chính đáng.

6.      Mang thức ăn (các loại bánh kẹo, trái cây, sữa…), nước uống có ga hoặc có màu (trừ nước uống bình thường) vào Công ty hoặc lấy thức ăn từ nhà ăn vào phân xưởng để ăn uống tại nơi làm việc

7.         Đi làm mà không quét thẻ ra/ vào ca từ 02 lần trở lên trong tháng

8.         Sử dụng thiết bị văn phòng; máy móc, dụng cụ sản xuất cho mục đích cá nhân khi chưa được phép quản lý

9.         Không tuân theo sự phân công hoặc chỉ thị hợp lý của người quản lý

10.     Tự ý tập trung tại khu vực quét thẻ sớm hơn thời gian quy định trước giờ ra ca

11.     Người lao động quét thẻ vào sớm hơn 15 phút hoặc quét thẻ ra trễ hơn 15 phút so với ca làm việc mà không được sự đồng ý tăng ca từ quản lý.

12.     Ký giấy tăng ca giùm người khác hoặc nhờ người khác ký giấy tăng ca giùm.

13.     Người lao động làm việc trong giờ nghỉ trưa, nghỉ giữa ca, nghỉ ngắn, làm việc trước hoặc sau giờ quy định mà chưa được sự đồng ý của cấp quản lý.

14.     Công nhân viên thiếu trách nhiệm khi thực hiện công việc để gây hư hỏng, mất mát tài sản công ty chưa đến mức độ nghiêm trọng.

15.     Xả rác, đi tiêu tiểu không đúng nơi quy định. Viết, vẽ bậy ở các khu vực của công ty.

16.     Lái xe trong khuôn viên nhà máy quá tốc độ cho phép, không đội nón bảo hiểm theo quy định của luật giao thông, quá khối lượng chuyên chở theo quy định (kể cả chưa gây hậu quả).

17.     Không thực hiện đúng trình tự xin nghỉ phép.

18.     Ký giấy tăng ca mà không tăng ca nếu không có lý do chính đáng, hoặc tự ý làm thêm giờ nhưng không có sự đồng ý của cấp trên.

19.     Chen lấn, xô đẩy, không xếp hàng khi quét thẻ.

20.     Để khay ăn bừa bãi, không mang đến nơi quy định sau khi ăn xong.

21.  Quét thẻ chấm công giùm người khác hoặc nhờ người khác quét thẻ giùm nhưng có mặt tại công ty vào thời gian quét thẻ.

22.  Thời gian hút thuốc trong giờ làm việc quá quy định của nhà máy.

23.  Không tuân thủ phân loại rác sản xuất theo quy định của nhà máy

B.       Hình thức xử lý kỷ luật KÉO DÀI THỜI HẠN NÂNG LƯƠNG KHÔNG QUÁ 06 THÁNG được áp dụng cho các hành vi vi phạm sau:

1.         Đang thi hành xử lý kỷ luật 03 tháng mà tiếp tục vi phạm các hành vi vi phạm được quy định tại điểm A của Điều này.

2.         Nghỉ không phép từ 03 - 04 ngày trong tháng mà không có lý do chính đáng.

3.         Ngủ ở trong hay ngoài phân xưởng trong giờ làm việc (trừ giờ nghỉ giữa ca). Hoặc cố tình bỏ về trong giờ làm việc khi chưa có sự đồng ý của quản lý (ra về mà không có giấy ra cổng).

4.         La lối, cãi cọ, gây mất trật tự trong công ty hoặc nơi làm việc.

5.         Cố tình khiếu nại, tố cáo, vu oan, ngụy tạo bằng chứng hoặc làm chứng gian gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, tinh thần và thể chất, lợi ích của quản lý cấp trên hoặc đồng nghiệp.

6.         Sửa đổi hoặc báo cáo không đúng sự thật, bao che cho người có hành vi vi phạm quy định của công ty.

7.         Cho mượn hoặc mượn thẻ của người khác làm thế ngày công hoặc làm tăng ca.

8.         Cắt hủy /hoặc thủ tiêu phế phẩm, bán thành phẩm hư hỏng mà không được phép của quản lý.

9.         Sử dụng nguyên vật liệu của công ty cho mục đích cá nhân (kể cả nguyên vật liệu thải).

10.     Sử dụng nguyên vật liệu quá hạn mức qui định hoặc sai mục đích gây tổn thất cho công ty, giấu diếm, không báo cáo nguyên vật liệu thừa hoặc xử lý nguyên vật liệu thừa sai qui định.

11.     Tuyên truyền các nội dung mang ý nghĩa xuyên tạc về các chính sách, quy định của công ty.

12.     Vi phạm các thao tác, quy trình sản xuất, quy trình an ninh sản phẩm, quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc các quy định về nghiệp vụ. Vi phạm quy định về phòng chống cháy nổ, gây hậu quả không nghiêm trọng về người và tài sản.

13.     Thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hư hỏng, mất mát tài sản Công ty. Để kẻ gian đột nhập vào Công ty hoặc để kẻ gian chạy, trốn thoát, hoặc bản thân công nhân tự ý trèo tường vào công ty.

14.     Hút thuốc không đúng nơi quy định của công ty.

15.     Vào làm việc trong tình trạng say xỉn do rượu, bia, hoặc mang rượu, bia vào nơi làm việc để uống.

16.     Buôn bán trong công ty

17.     Người lao động tự ý sử dụng chai nước suối hoặc các dụng cụ không do công ty qui định để đựng các loại hóa chất.

18.     Vận hành máy bằng một nút đối với máy có yêu cầu vận hành bằng hai tay, hoặc 02 người vận hành 01 máy đối với máy yêu cầu vận hành 01 người.

19.     Vô hiệu hóa chức năng nút vận hành hoặc khóa liên động của máy.

20.     Lái xe nâng không có bằng lái.

21.     Làm việc trên cao, hàn, cắt kim loại, làm việc trong không gian hạn không có giấy phép, sử dụng phương tiện hoặc dụng cụ làm việc không đúng theo qui định an toàn.

22.     Không đeo bảo hộ lao động do công ty cung cấp trong quá trình làm việc.

23.     Có hành vi âu yếm thân mật quá mức tại nơi làm việc, ảnh hưởng những người làm việc xung quanh (có sự đồng thuận của 02 bên, không phân biệt giới tính).

24.     Người lao động không tham gia khám sức khỏe hàng năm do nhà máy tổ chức

25.     Vi phạm quy định về an toàn gây ra tai nạn cho mình và người khác

26.     Tự ý tháo bỏ hoặc vô hiệu hóa các che chắn bảo vệ an toàn của máy

27.     Tự ý sử dụng trang thiết bị chữa cháy không đúng mục đích

28.     Gian dối trong việc nghỉ phép (mua giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, vv.)

C.       Hình thức xử lý kỷ luật CÁCH CHỨC được áp dụng cho các hành vi vi phạm sau (nếu công nhân vi phạm những trường hợp dưới đây thì bị xử lý theo hình thức kỷ luật 06 tháng tại điểm B Điều này).

1.         Đánh nhau chưa gây thương tích nghiêm trọng.

2.         Tự ý đưa người ngoài vào công ty làm việc hoặc làm thay mà không thông qua phòng Nhân sự công ty.

3.         Dùng lời lẽ sỉ nhục/ lăng mạ, hoặc có hành vi đe dọa, sử dụng bạo lực đối với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp trong và ngoài phạm vi công ty.

4.         Giả mạo hồ sơ, chứng từ hoặc chữ ký của các cấp quản lý.

5.         Quét thẻ chấm công giùm người khác hoặc nhờ người khác quét thẻ giùm mà không đi làm, hoặc đi trễ, về sớm, hoặc không có mặt tại thời gian quét thẻ.

6.         Chỉnh sửa, thay đổi ghi nhận về ngày công trên sổ hoặc trên máy chấm công làm sai lệch thời gian.

7.         Quản lý không tốt, thiếu trách nhiệm, dẫn đến cấp dưới gây sai sót chưa đến nghiêm trọng trong quá trình thực hiện công việc làm tổn thất đến tài sản và uy tín của công ty.

8.         Sao chép tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quay phim, chụp ảnh (bằng bất cứ phương tiện nào) trong phân xưởng tại khu vực cấm mà không được phép

9.         Thực hiện các hành vi mê tín trong công ty như: Bói toán, lên đồng, … Tuyên truyền, cổ động các nội dung mê tín. Hoặc truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong phạm vi công ty.

10.     Mang các vật dụng, vũ khí nguy hiểm như: Dao, kéo, gậy, súng, đạn, … Hoặc hàng quốc cấm vào công ty (tùy theo thẩm quyền công ty giải quyết, hoặc chuyển giao đến cơ quan pháp luật giải quyết).

11.     Vi phạm các hành vi quấy rối, trả thù, hay trù dập người khác.

12.     Vi phạm các hành vi về lao động cưỡng bức theo quy định.

13.     Vi phạm các hành vi về phân biệt đối xử trong mọi tình huống trong nhà máy

D.       Hình thức xử lý kỷ luật SA THẢI được áp dụng cho các hành vi vi phạm sau:

1.      Tái phạm các hành vi vi phạm trong thời hạn đang thi hành kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, hoặc đang bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

2.      Người lao động có hành vi tham ô, chiếm dụng tài sản của công ty, đồng nghiệp

3.      Người lao động có hành vi tổ chức, tham gia đánh bài, cờ bạc, tài xỉu dưới mọi hình thức.

4.      Người lao động có hành vi trộm cắp, hoặc thông đồng trộm cắp tài sản, tài liệu mật của công ty.

5.      Cố ý phá hoại tài sản của công ty, tiêu thụ tài sản do trộm cắp của công ty.

6.      Hút thuốc tại các khu vực cấm (khu vực dễ cháy trong phạm vi công ty) như sau:

-         Khu vực cán mỏng liệu – Xưởng 4 (kho Nguyên Vật Liệu).

-         Khu vực in lụa -> xưởng 5

-         Khu vực pha keo (mixing room ) -> các xưởng

-         Khu vực cán liệu cao su -> xưởng 8

-         Khu vực UV, phun sơn -> xưởng 6

-         Khu vực nhà máy xử lý nước thải

-         Khu vực nhuộm túi hơi (airbag)-> DCS

-         Khu vực kho hóa chất -> xưởng 4

-         Khu vực gas -> trước nhà  ăn

-         Khu vực nhà rác (RMCC)

-         Khu vực hàn -> khu vực cơ khí

-         Kho thành phẩm -> các xưởng

-         Khu vực bồn chứa dầu -> Trạm điện

7.      Dụ dỗ, ép buộc đồng nghiệp lãng công, đình công trái pháp luật.

8.      Tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của công ty, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.

9.      Cố ý đánh người gây thương tích trong và ngoài phạm vi công ty, hoặc sử dụng hung khí để đe dọa đồng nghiệp, cấp trên hoặc cấp dưới.

10.  Sử dụng, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, chất gây nghiện hoặc các chất kích thích khác trong phạm vi công ty.

11.  Có hành vi đưa hoặc nhận hối lộ từ các nhà thầu, nhà cung cấp hàng hóa, đối tác của công ty

12.  Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

13.  Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày, hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

14.  Có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định tại Điều 43 của Nội quy lao đồng này.

15.  Đổ hóa chất (dầu nhớt, màu, …) vào hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải của công ty.

Điều 37.  Tạm đình chỉ công việc.

1.        Đối với những vi phạm có tính chất phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

2.        Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3.        Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4.        Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Điều 38.  Trách nhiệm vật chất.

  1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc Nội quy lao động của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hàng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của bộ luật lao động.
  2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác được giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặt dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Điều 39.  Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại

1.      Xử lý bồi thường thiệt hại: Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

  1. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại

a.    Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.

b.   Không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật lao động như sau:

-      Nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

-      Đang bị tạm giữ, tạm giam.

-      Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh về hành vi vi phạm.

-      Người lao động nữ mang thai, người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

c.    Khi hết thời gian quy định điểm b khoản 2 Điều này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Điều 40.  Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự do pháp luật quy định.

Điều 41.  Bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật công nghệ và bí mật kinh doanh

Phân cấp trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tài sản Công ty như sau:

1.        Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm giữ gìn và bảo quản các trang thiết bị, máy móc, nguyên phụ liệu, bán thành phẩm, thành phẩm cũng như dụng cụ an toàn – vệ sinh lao động.

2.        Sản phẩm, vật tư, tài liệu, tài sản của Công ty khi giao – nhận từ bộ phận này sang bộ phận khác, Trưởng bộ phận phải kiểm tra đầy đủ số lượng, chủng loại, quy cách và thể hiện rõ ràng bằng biên bản bàn giao

3.        Trưởng bộ phận có trách nhiệm quản lý, bảo quản hồ sơ, tài liệu thuộc trách nhiệm đơn vị mình quản lý.

4.        Tất cả số liệu, tài liệu (kể cả thư điện tử) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty đều phải được bảo quản nghiêm ngặt, lưu trữ theo quy định; người lao động không được tự tiện tẩy xóa, sửa chữa, sao chép khi chưa có sự đồng ý của người Quản lý; người lao động không được tiết lộ hoặc đưa ra khỏi Công ty khi chưa được phép của Tổng giám đốc.

5.        Tổng Giám đốc (hoặc người được Tổng Giám đốc ủy quyền) là người tiếp xúc hoặc cung cấp thông tin cần thiết cho báo chí; người lao động không được tự tiện phát ngôn nếu chưa được phép.  

6.        Khi thôi việc, người lao động phải bàn giao công việc, sổ sách, trả lại trang thiết bị và các vật dụng khác đã được cấp phát.

Điều 42. Thu phát, giao nhận, bảo quản công văn, tài liệu

1.        Toàn bộ công văn đến bao gồm: công văn, thư tín, fax, điện tín, … Nhân viên tổng vụ tiếp nhận và vào sổ theo dõi, sau đó phân phát đến các khoa liên quan trong thời gian nhanh nhất. Người nhận phải ký xác nhận và ghi rõ ngày nhận.

2.        Các biên bản, công văn, hồ sơ, tài liệu, … của các phòng ban liên quan phải được soạn thảo, phê duyệt, kiểm soát trước khi gửi ra bên ngoài.

3.        Các khoa, phòng ban có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo đúng qui định pháp luật về quản lý, lưu trỡ hồ sơ, tài liệu.

Điều 43. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

1.         Quấy rối tình dục là bất kỳ hành vi nào dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gới ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc, hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

2.         Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:

a.       Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục như đụng chạm thân thể không mong muốn bao gồm sờ mó, sờ soạng, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp, sàm sỡ hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm hoặc cản trở sự di chuyển, …).

b.      Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục như bình phẩm không mong muốn về tình dục, kể cả bình phẩm về thân thể, ngoại hình, hay cơ thể của một người nào đó, hoặc hoạt động tình dục của người khác, và những sự tiếp cận hay đề nghị có tính chất tình dục.

c.       Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể, trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử như phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan đến tình dục.

d.      Đã hoặc có những ẩn ý đưa ra những đề nghị ưu ái về công việc (phân công công việc tốt hơn hoặc đối xử trong công việc tốt hơn) để đổi lấy quan hệ tình dục.

e.       Đối xử kỳ thị với nhân viên để trả thù vì từ chối sự tiếp cận có tính chất tình dục.

3.         Bất cứ ai vi phạm một trong các hành vi quấy rối tại khoản 2 Điều này sẽ bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải. Người tố cáo sai sự thật sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều 36.B.5 của Nội Quy Lao Động này.

4.         Các cá nhân cung cấp thông tin, báo cáo những hành vi liên quan đến cách đối xử, hành vi quấy rối hoặc lạm dụng được đảm bảo giữ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, không bị trừng phạt, hoặc bị trả thù hoặc ảnh hưởng đến công việc của nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.

5.         Bất kì ai trả thù, hay trù dập một người nào đó tố cáo hành vi quấy rối tình dục thì bị xử lý kỷ luật lao động theo nội quy lao động.

6.         Việc bồi thường thiệt hại cho hành vi quấy rối tình dục được thực hiện theo quy định của pháp luật.

7.         Để ngăn ngừa quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm như sau:

a.       Đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động về những hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

b.      Xây dựng chính sách phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo an toàn cho người bị quấy rối, người khiếu nại, người bị khiếu nại, bị tố cáo.

c.       Nhanh chóng xử lý người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, và đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp tùy vào trường hợp cụ thể.

CHƯƠNG VIII

GÓP Ý, KHIẾU NẠI và TỐ CÁO

Điều 44.  Góp ý, khiếu nại và tố cáo

  1. Người lao động có quyền đóng góp ý kiến, đề nghị hoặc nêu sự quan tâm của mình về sản xuất, quản lý; hoặc khiếu nại, tố cáo những hành vi không phù hợp trong quan hệ lao động thông qua các kênh tiếp nhận ý kiến người lao động như thùng thư góp ý, nhân viên đi lấy ý kiến tại các xưởng làm việc, điện thoại hoặc trực tiếp với nhân sự, công đoàn cơ sở, …
  2. Công ty khuyến khích người lao động góp ý, khiếu nại hoặc tố cáo; thư nặc danh cũng được xem xét, theo dõi, điều tra một cách hợp lý.

 

CHƯƠNG IX

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Điều 45.  Giải quyết tranh chấp lao động

  1. Việc giải quyết tranh chấp lao động (nếu có) trước hết được tiến hành bằng thương lượng trực tiếp giữa hai bên; tôn trọng lợi ích của hai bên và của xã hội; công khai, khách quan; nhanh chóng và đúng pháp luật; có sự tham dự của đại diện hai bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  2. Công ty thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở với sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở theo luật định để hòa giải các tranh chấp lao động.
  3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận thì các thủ tục được tiến hành theo quy định của pháp luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam.

CHƯƠNG X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 46. Hiệu lực của nội quy lao động

  1. Bản Nội quy lao động này được đăng ký tại Ban Quản lý Khu kinh tế Tây Ninh và chính thức áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
  2. Nội quy lao động này được công bố rộng rãi cho người lao động trong Công ty để nghiêm chỉnh chấp hành.
  3. Tiếng việt là ngôn ngữ chính được đăng ký và sử dụng, bản dịch bằng ngôn ngữ khác chỉ có giá trị tham khảo nội bộ.
  4. Nội quy lao động được lập thành 03 bản có giá trị như nhau. Trong đó, người sử dụng lao động (công ty) giữ 01 bản, công đoàn cơ sở giữ 01 bản, Ban quản lý Khu Kinh Tế Tây Ninh giữa 01 bản.
  5. Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ những quy định trong bản nội quy này để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ này sẽ được đăng ký với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.

Điều 47.  Những trường hợp không được đề cập đến trong nội quy

Những trường hợp khác không được ghi trong bản nội quy lao động này, sẽ được Công ty giải quyết theo bản thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tùy theo văn bản nào có lợi hơn cho người lao động.

 

                 TM. BCH/CĐCS                                                  Tây Ninh, ngày 18 tháng 12 năm 2020

                      Chủ Tịch                                                                       Tổng Giám Đốc

 

 

 

          NGUYỄN HỒNG ANH                                                           NAM JUNG DAE

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến